Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Việt Nam đặt mục tiêu giảm vi phạm bản quyền phần mềm xuống 70%
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013 by Phúc Ánh VDO 3386
Công Nghệ Số - Mức 70% trong vòng 5 năm tới được các chuyên gia đánh giá là "đầy tham vọng" dù tỷ lệ này vẫn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ vi phạm bản quyền trung bình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 60%.
Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm BSA, cho biết: "Cách đây 5 năm, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, lên tới 92% nhưng hiện giảm xuống còn 81%. Đạt thành tích này, Việt Nam được đánh giá là nước có bước tiến mạnh mẽ và khả quan nhất trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm". Việc đề ra mục tiêu mới cho 5 năm tiếp theo cũng là một thách thức lớn và đòi hỏi nỗ lực từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp.
BSA-1377767455.jpg
Ông Tarun Sawney: "Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam hiện vẫn là 81%, trong khi tỷ lệ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 60%. Mục tiêu 5 năm tới là tỷ lệ tại VN giảm xuống 70%"
Thông tin trên được đưa ra trong buổi tổng kết 5 năm Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác bảo vệ bản quyền chương trình máy tính, diễn ra sáng 29/8 tại Hà Nội. Được ký kết ngày 26/8/2008, Bản ghi nhớ giữa Cục bản quyền tác giả Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên minh phần mềm BSA đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa cơ quan chính phủ Việt Nam với các hiệp hội quốc tế nhằm triển khai những chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm trong nước.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ kết quả thanh tra gần đây: "Năm 2012, chúng tôi đã thanh tra 89 doanh nghiệp và 3.907 máy tính đã được kiểm tra với số tiền xử phạt lên tới 1,58 tỷ đồng và đặc biệt số tiền mua phần mềm bản quyền của doanh nghiệp lên tới hơn 39 tỷ đồng (gần 1,9 tỷ USD). Từ đầu 2013 đến nay, chúng tôi đã thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3.958 máy tính với số tiền xử phạt gần 1,3 tỷ đồng; còn số tiền doanh nghiệp mua phần mềm có bản quyền đạt hơn 11 tỷ đồng".
Một nghiên cứu mới đây của BSA và INSEAD, một trong những trường đại học kinh tế hàng đầu, cho biết ở Việt Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87 triệu USD giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu USD có được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu.
Cũng trong sự kiện này, BSA và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội giới thiệu cổng thông tin Verafirm, hệ thống đăng ký online để các doanh nghiệp có thể tự đăng ký và quản lý tài sản phần mềm của mình. Công cụ này được xây dựng dựa trên sự hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm lớn trên thế giới và các chuyên gia uy tín. Khi gia nhập hệ thống này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý phần mềm, lưu trữ hồ sơ về những sản phẩm đã mua.
BSA-1377767455.jpg
Ông Tarun Sawney: "Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam hiện vẫn là 81%, trong khi tỷ lệ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 60%. Mục tiêu 5 năm tới là tỷ lệ tại VN giảm xuống 70%"
Thông tin trên được đưa ra trong buổi tổng kết 5 năm Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác bảo vệ bản quyền chương trình máy tính, diễn ra sáng 29/8 tại Hà Nội. Được ký kết ngày 26/8/2008, Bản ghi nhớ giữa Cục bản quyền tác giả Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên minh phần mềm BSA đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa cơ quan chính phủ Việt Nam với các hiệp hội quốc tế nhằm triển khai những chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm trong nước.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ kết quả thanh tra gần đây: "Năm 2012, chúng tôi đã thanh tra 89 doanh nghiệp và 3.907 máy tính đã được kiểm tra với số tiền xử phạt lên tới 1,58 tỷ đồng và đặc biệt số tiền mua phần mềm bản quyền của doanh nghiệp lên tới hơn 39 tỷ đồng (gần 1,9 tỷ USD). Từ đầu 2013 đến nay, chúng tôi đã thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3.958 máy tính với số tiền xử phạt gần 1,3 tỷ đồng; còn số tiền doanh nghiệp mua phần mềm có bản quyền đạt hơn 11 tỷ đồng".
Một nghiên cứu mới đây của BSA và INSEAD, một trong những trường đại học kinh tế hàng đầu, cho biết ở Việt Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87 triệu USD giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu USD có được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu.
Cũng trong sự kiện này, BSA và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội giới thiệu cổng thông tin Verafirm, hệ thống đăng ký online để các doanh nghiệp có thể tự đăng ký và quản lý tài sản phần mềm của mình. Công cụ này được xây dựng dựa trên sự hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm lớn trên thế giới và các chuyên gia uy tín. Khi gia nhập hệ thống này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý phần mềm, lưu trữ hồ sơ về những sản phẩm đã mua.
Hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam đang diễn ra rất khó kiểm soát. Các cơ quan chức năng cần giám sát hơn nữa vấn đề bản quyền này.
Từ khoá tìm kiếm: máy chủ
ảo, thuê
máy chủ ảo, máy chủ
ĐỌC THÊM:
Nghị định 72 sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn
Bộ TT&TT đã tổ chức họp báo giới thiệu Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển Internet tại Việt Nam.
Chi tiết tại:
Nghị định 72 sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn
This post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Việt Nam đặt mục tiêu giảm vi phạm bản quyền phần mềm xuống 70%”
Đăng nhận xét