Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013
Câu chuyện Microsoft báo hiệu sự suy tàn của những đế chế độc quyền
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013 by Phúc Ánh VDO 3386
Công Nghệ Số - Những ồn ào trên các diễn đàn công nghệ về quyết định từ bỏ vị trí CEO Microsoft của Steve Ballmer rồi cũng qua đi, nhưng sự sụp đổ của đế chế độc quyền đã được báo trước và sẽ là bài học vô giá cho mọi doanh nghiệp hiện nay.
Windows 8 không cứu nổi Microsoft và Steve Ballmer thời PC đi vào suy thoái |
Từ cuối thế kỷ trước cho đến đầu những năm 2000 là giai đoạn thịnh vượng của ngành công nghiệp máy tính, dưới sự chi phối gần như tuyệt đối của Microsoft với hệ điều hành Windows.
Giá trị thị trường của công ty phần mềm lớn nhất thế giới đã tăng nghìn lần, từ khoảng 600 triệu USD khi niêm yết vào năm 1986, lên giao động quanh mức 600 tỷ USD vào cuối năm 1999. Tháng 1/2000, nhà sáng lập Bill Gates yên tâm giã từ “sân khấu”, chuyển giao chiếc ghế quyền lực CEO cho người bạn của mình, Steve Ballmer.
Microsoft vào thời đó được ví như là Borg - một đội quân trong bộ phim nổi tiếng Star Trek, sẵn sàng đồng hóa hay hủy diệt mọi vật cản trên đường tiến của chúng. Mô hình kinh doanh trọn gói từ nền tảng cho đến ứng dụng của Microsoft bị lên án là bóp nghẹt cạnh tranh, đưa hãng vào vị thế độc quyền.
Điều kỳ lạ là trong khi mọi người đều chỉ trích Microsoft thì lại không ngần ngại dùng sản phẩm của hãng này. Theo lẽ tự nhiên, một người mới mua PC sẽ cài Windows bởi vì mọi người xung quanh đều sử dụng Windows, như thế họ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, phía bán hàng và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Ứng dụng cho Windows phong phú, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu từ vui chơi, giải trí cho đến làm việc. Các công ty phần mềm, các nhà sản xuất phần cứng đều tập trung phát triển sản phẩm cho PC, tìm kiếm lợi nhuận trong thế giới người dùng Windows đông đảo.
Thực tế là, trong nhiều năm, Apple quá tự tin vào chất lượng máy tính Mac thì số đông người dùng lại lựa chọn những chiếc PC có giá rẻ hơn, tiện nâng cấp hơn. Tới thời Windows, người dùng trung thành với Apple luôn chế nhạo người dùng PC Windows, họ cho rằng bất kỳ điều gì Windows làm được thì Mac chạy Mac OS (giờ là OS X) của Apple có thể làm tốt hơn. Điều đó có thể có lý, nhưng Windows vẫn thống trị thị trường máy tính cá nhân. Và khi Apple chợt nhận ra thì đã quá muộn.
Windows hiện diện khắp nơi dù người dùng không ngớt than phiền tình cảnh cứ như bị móc túi vì chi phí quá nhiều cho bản quyền phần mềm. Linux cùng nhiều giải pháp phần mềm nguồn mở miễn phí được giới công nghệ đánh giá cao nhưng không thể tạo ra cuộc cách mạng. Cả thế giới đã bị lệ thuộc vào Microsoft, mọi tài sản “cứng” cũng như “mềm” đều bị Windows có mặt trên hầu hết PC “trói” chặt.
Đến lượt mình, Microsoft mải mê với trận địa PC không nhận ra tầm quan trọng của xu hướng thiết bị mới đang nổi lên. Năm 2007, Ballmer đã cười nhạo chiếc iPhone lần đầu tiên được Apple giới thiệu ra công chúng, cho rằng không có bất kỳ cơ hội nào cho sản phẩm mới của Apple tìm kiếm thị phần.
Trên đỉnh thành công với Windows, người khổng lồ phần mềm không đủ tỉnh táo để nhận thấy những dấu hiệu thách thức đang đến từ chiến binh Apple đầy dũng khí nhiều năm trời đi tìm những cơ hội mới. Cuộc cách mạng công nghệ trong lĩnh vực di động với iPhone, iPad dẫn đầu cùng đạo quân Android đông đảo tràn tới quá nhanh bỏ rơi lại phía sau Microsoft cùng thế giới PC.
Điều trớ trêu là vị trí hiện nay của Apple trong mảng thiết bị di động có vẻ đang lặp lại trường hợp Microsoft thời huy hoàng cùng Windows. Sản phẩm của Apple có chất lượng cao, nhưng giá “ngất ngưởng” so với rất nhiều đối thủ. Dẫu vậy, những dòng thiết bị “i” lợi thế ra đời sớm, ứng dụng cho iOS phong phú hơn hẳn các nền tảng di động khác, do đó, Apple trở thành sự lựa chọn “an toàn” của rất nhiều người.
Vị thế độc quyền đã đem lại tiền bạc cho Microsoft, và họ tìm mọi cách ngăn cản sự đổi mới. Nhưng hủy diệt sự sáng tạo đồng nghĩa với độc quyền khó có thể tồn tại mãi, và thời gian càng kéo dài càng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này đang đúng cho trường hợp của Microsoft, cũng có thể là với Apple, Google, hay bất kỳ công ty nào khác về sau.
Với thực trạng hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường đang là rất lớn, vì thế sự độc quyền có thể giết chết doanh nghiệp của bạn nếu không có sự tư duy đổi mới.
Từ khoá: máy chủ ảo, thuê
máy chủ ảo, máy
chủ
TIN LIÊN QUAN:
CEO Nokia Stephen Elop: “Điệp viên công nghệ” vĩ đại nhất thế giới?
Công
Nghệ Số - Theo công nghệ số, tin tức nóng bỏng về việc Microsoft đồng ý
mua lại mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia đang lan nhanh trong giới
công nghệ hôm nay. Tuy nhiên, đi kèm với thông tin trên chính là tin đồn
CEO Nokia Stephen Elop là một “điệp viên” được Microsoft cài vào nhằm
thôn tính Nokia.
Không
phải chỉ bây giờ, khi tin tức về thương vụ long trời lở đất này được
đưa ra thì tin đồn kia mới vang lên. Mà ngay cách đây 2 năm, khi Nokia
kiên quyết quay lưng lại với Android để đến với tiếng gọi của nền tảng Windows Phone của Microsoft, nó đã rộn ràng.
Xem chi tiết tại: CEO Nokia Stephen Elop: “Điệp viên công nghệ” vĩ đại nhất thế giới?
Tags:
tintuc-sukien
This post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Câu chuyện Microsoft báo hiệu sự suy tàn của những đế chế độc quyền”
Đăng nhận xét