Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013
OTT TV- Tương lai nào cho truyền hình trực tuyến
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013 by Phúc Ánh VDO 3386
Công Nghệ Số - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị cầm tay kết nối Internet, cũng như nhu cầu giải trí di động của người tiêu dùng, OTT ngày càng phát triển với rất nhiều ứng dụng hay và hữu ích. Hiện nay, OTT đã trở thành một hướng đi có tính chiến lược của công nghiệp truyền hình trong tương lai.
Over The Top TV – Con đường phát triển
Thuật ngữ Over the Top còn tương đối xa lạ với nhiều người. Mặc dù hiện nay OTT được hiểu là các dịch vụ gia tăng chạy trên nền các dịch vụ và hạ tầng mạng nhưng thực tế thuật ngữ này đã phổ biến vào Thế chiến thứ I chỉ những người lính xung phong trong trận chiến. Từ đó, ngành công nghiệp công nghệ cao đã lựa chọn Over The Top như một thuật ngữ của mình khi đề cập đến các dịch vụ cung cấp nội dung chạy trên các thiết bị của người dùng qua Internet. Thực tế, Apple, Microsoft và Amazon cũng như các nhà cung cấp khác đang đưa nội dung truyền hình truyền thống tới người dùng thông qua Internet băng thông rộng tới các thiết bị cầm tay.
Vào tháng 3/2007, FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ) đã yêu cầu mọi TV mới đều phải có bộ chuyển đổi số, và khuyến khích người dùng sử dụng CableCard. FCC hướng tới CableCard trở thành phương tiện duy nhất để giải mã tín hiệu TV số. Tuy nhiên, sự tốn kém trong việc xây dựng hệ thống tương thích lại dễ dàng giết chết CableCard. Truyền hình cáp truyền thống đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi, nhưng quá chậm chạp. Truyền hình Internet, TV Internet dần xuất hiện nhưng dịch vụ đi kèm phát triển lại không tương xứng.
Không được phép tích hợp dịch vụ truyền hình trực tiếp vào sản phẩm của mình, các công ty trong ngành công nghiệp công nghệ cao đã dành nguồn lực để xây dựng hệ sinh thái dành cho nội dung video phát trên Internet. Apple TV, Xbox 360 của Microsoft cho phép thuê phim trực tuyến, PS3 của Sony cho phép theo dõi tất cả các giải thi đấu nhà nghề Mỹ như MLB, NBA, NFL…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị cầm tay hiện nay như Smartphone hay máy tính bảng, hệ thống Internet băng thông rộng cũng như kết nối 3G đang dần mở ra cánh cửa mới cho ngành công nghiệp truyền hình. Từ đó dịch vụ Over The Top TV có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của truyền hình Internet và TV có kết nối Internet.
OTT là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bấy lâu nay của ngành công nghiệp truyền hình: Làm thế nào để phát triển công nghệ tiên tiến trong tầm tay mà vẫn giữ mô hình kinh doanh hiện tại?
Có lẽ điều băn khoăn lớn nhất của các nhà cung cấp truyền hình là việc kiểm soát các nội dung mà họ đã đầu tư tốn kém khi đưa lên mạng.
Hiện tại, có 2 hình thức dịch vụ OTT TV hợp pháp trong việc trả tiền để xem nội dung truyền hình thông qua băng thông rộng:
“Pureplay” OTT bao gồm các dịch vụ trực tuyến như Hulu, Amazon, Netflix… và xem trực tiếp trên thiết bị chuyên dụng như Apple TV hay Roku hoặc các máy game console.
“TV Everywhere” có sẵn từ các nhà cung cấp truyền hình trả tiền, thông qua các ứng dụng người dùng có thể dễ dàng xem truyền hình bất kì ở đâu trên thiết bị di động.
Tuy nhiên không phải việc đưa truyền hình lên thiết bị cầm tay lúc nào cũng dễ dàng. Motorola và Cisco đã thất bại khi mà chi phí quá cao với đống cáp, hộp kết nối, trong khi đó việc di chuyển lên mây giúp giảm khá nhiều chi phí cho nhà sản xuất cũng như người dùng cá nhân.
Có không ít các nhà cung cấp đang dần khẳng định mình như HBO Go cho phép người dùng xem mọi nơi mọi lúc khi bạn trả tiền 1 lần duy nhất cho dịch vụ cáp HBO truyền thống. Và chính các kênh video, dịch vụ trực tuyến khác như Netflix và Hulu cũng cạnh tranh khốc liệt với YouTube…
Vào đầu năm 2013, kênh truyền hình CBS đã mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường với sự ra mắt ứng dụng CBS dành cho iPhone và iPad, cho phép người xem miễn phí chương trình giờ vàng sau 8 ngày kể từ khi phát sóng; với chương trình đêm khuya thì trong vòng 24 giờ sau khi phát sóng. Các thương hiệu khác như YouView, NOW TV hay Sky cũng đang dần hòa mình vào dòng chảy OTT.
Và những cách mà người tiêu dùng đang truy cập nội dung OTT này tiếp tục phát triển, cho dù thông qua box chuyên dụng như Apple TV hoặc Roku, máy tính xách tay, máy chơi game, máy tính bảng hay smartphone. Đầu năm 2013 đến nay doanh số bán hàng của các nhà đài trên thế giới đã giảm khá mạnh, và đây là lần giảm đầu tiên trong lịch sử truyền hình cáp. Tuy nhiên, hệ thông truyền hình cáp tại Việt Nam vẫn khá tốt, một phần là do nền tảng công nghệ còn nhiều hạn chế và người sử dụng chưa sẵn sàng thay đổi thói quen của mình.
Một báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu The Diffusion Group cho thấy sự quan tâm lớn người dùng trong việc tiếp cận nội dung thông qua nhiều thiết bị, có tới 75% lượng thuê bao truyền hình trả tiền có khả năng sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để xem nếu nội dung được cung cấp đầy đủ trọn vẹn. Cuộc điều tra cũng cho thấy khả năng phát triển doanh thu từ quảng cáo kĩ thuật số trên các thiết bị di động giúp nhà đài bổ sung nguồn thu đáng kể.
Intel với tham vọng tạo ra kênh truyền hình mới thông qua Internet đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các công ty truyền hình cáp. Người ta lo ngại rằng Intel và OTT TV của họ sẽ mở cửa cho những người khổng lồ khác như Apple và Google tham gia vào, cũng như khả năng đe dọa ngành công nghiệp truyền hình cáp.
Nền tảng ứng dụng và cơ sở hạ tầng
Truyền hình OTT ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:
• Phát hình trực tiếp (LCD media)
• Giảng dạy trực tuyến (Live Education)
• Giao lưu trực tuyến (Website báo điện tử)
• Tư Vấn và chăm sóc khách hàng (Web video)
• Hội nghị khách hàng (Đại hội cổ đông)
• Du lịch (Web Travel)
• Và nhiều dịch vụ khác.
Người tiêu dùng có thể xem nội dung OTT qua hai cách: tải ứng dụng về cho thiết bị di động, hoặc bằng cách xem trực tuyến thông qua đường truyền trực tiếp hoặc VOD (Video On Demand - video theo yêu cầu).
Cuối năm 2012, khoảng 350 triệu gia đình trên toàn cầu đã đăng ký truy cập các dịch vụ theo yêu cầu thông qua truyền hình trả tiền của họ (thông qua các giải pháp VOD). Năm 2017, con số này được dự báo sẽ tăng lên gần 500 triệu gia đình.
IHS Screen Digest, một nhà nghiên cứu thị trường, cũng ước tính rằng chi phí cho truyền hình trả tiền đã tăng gấp mười từ năm 2005 đến năm 2012, với khoảng 22 tỷ USD yêu cầu nội dung thông qua các dịch vụ VOD truyền hình trả tiền vào năm 2012, dự báo sẽ vượt quá 40 tỷ USD trong năm 2016. Phí thu VOD TV dự kiến sẽ vượt quá 8 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2017, với mức tăng hàng năm là 15%.
Tại Việt Nam, hệ thống các ứng dụng xem truyền hình trên các thiết bị cũng phát triển khá mạnh. Hiện nay các ứng dụng tập trung vào các kênh truyền hình miễn phí như VTV, VTC… Tuy nhiên mức độ tham gia của các nhà đài chưa thực sự phổ cập, hầu hết các ứng dụng này xuất phát từ các cá nhân hay nhóm.
Một cách tiếp cận khác của người tiêu dùng là Syncbak - một server nhỏ được gọi là Syncbox, tạo ra tín hiệu truyền đi theo dạng khép kín thông qua phổ phát sóng, có khả năng xác nhận rằng với những nội dung đang được truyền hình trực tuyến thỉ chỉ những người sử dụng có đăng ký truy cập theo tín hiệu không dây mới có thể xem được. CBS và Fox là hai đài truyền hình thử nghiệm công nghệ này đầu tiên, và mang truyền hình trực tuyến tới địa phương. Các đài địa phương có thể tiến xa hơn nữa trong việc tạo các ứng dựng trên “TV kết nối Internet”, và kể cả trên smartphone và máy tính bảng.
Tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam phải nói đến FPT và VTC, nhưng ngành công nghiệp truyền hình hiện chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng từ hiệu ứng trực tuyến, nên các kênh IPTV chưa thực sự hiệu quả. Tại 6 thành phố lớn, thời gian xem TV trung bình mỗi ngày đã giảm từ 140 phút trong năm 2008 xuống còn 124 phút trong năm 2012. Ngược lại, thời gian trực tuyến lại tăng từ 44 phút mỗi ngày lên 84 phút mỗi ngày trong cùng kỳ.
Một giải pháp OTT khác như Skitter đang được xem như là lựa chọn tốt nhất dành cho ISP muốn cung cấp truyền hình trực tiếp cho khách hàng của họ. Người dùng sở hữu một box truyền và sử dụng giải pháp Skitter để cung cấp truyền hình trực tiếp với các thiết bị OTT cho phép, với video định dạng MPEG-3ABR mã hóa có thể kiểm soát luồng dữ liệu cho thuê bao có thẩm quyền sử dụng.
Giới quan sát cho rằng truyền hình Over-The-Top (OTT TV) trực tuyến qua Internet như Netflix hay Apple là tương lai của truyền hình.
Tuy nhiên, theo IHS Screen Digest thì các chi phí của OTT khá cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà cung cấp nền tảng OTT như Netflix hay Apple có thể phải thay đổi mô hình phát triển như đầu tư vào hạ tầng nội dung, tương tự như các công ty truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, khi phát triển đến mức độ này thì lợi thế về giá thành của OTT sẽ không còn so với các nhà cung cấp truyền thống.
Một ví dụ cho hay: chi phí cho hệ thống máy chủ chứa nội dụng CDN (Content Devilery Network) dành cho OTT thu được độ phân giải HD phục vụ cho toàn dân ở Anh sẽ tốn khoảng 1,2 tỷ Euro. Chi phí này đáp ứng được khoảng 5.000 kênh truyền hình truyền thống, gấp 10 số kênh hiện nay.
Theo IHS Screen Digest, chi phí CDN truyền hình vệ tinh độ nét tiêu chuẩn (SD) vẫn ổn định như số lượng người xem tăng. Tuy nhiên, CDN chi phí mỗi giờ để cung cấp OTT trực tuyến độ nét tiêu chuẩn (SD) tăng lên vượt quá truyền hình vệ tinh khi số người xem lên hơn 8.000.
OTT có thể phát triển để đáp ứng nhu cầu quy mô lớn của người xem truyền hình khi mà nhà cung cấp dịch vụ đầu tư cơ sở hạ tầng phân phối của riêng mình.
Nhu cầu giải trí trên các thiết bị di động ngày càng gia tăng, và OTT-TV là một xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ số. Sự phát triển của OTT nói riêng và OTT-TV nói chung sẽ làm phong phú hơn các dịch vụ tiện ích mà chúng ta cần trong cuộc sống.
Từ khoá tìm kiếm: tổng đài 1900, tong dai 1900, data
center viettel
TIN LIÊN QUAN:
Thị trường OTT: Thời chat miễn phí đã qua rồi!
Công Nghệ Số
- Các dịch vụ thoại OTT ngày càng phát triển nhưng Viber vẫn thống lĩnh
vị trí dẫn đầu với định hướng thuần tuý gọi điện – chat miễn phí; Zalo,
Line và Kakao Talk đang chạy đua quyết liệt với các tính năng tiện ích.
Thay vì cạnh tranh với tính năng chat – thoại miễn phí, các doanh
nghiệp đã hướng đến tương lai với các dịch vụ gia tăng trên nền tảng di
động.
Xem chi tiết: Thị trường OTT: Thời chat miễn phí đã qua rồi!
This post was written by: Author Name
Author description goes here. Author description goes here. Follow him on Twitter
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “ OTT TV- Tương lai nào cho truyền hình trực tuyến”
Đăng nhận xét